Marketing là ngành gì và vì sao lĩnh vực này lại thu hút nhiều người theo học đến vậy? Lý do là vì marketing là một ngành học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính sáng tạo. Người làm marketing không chỉ cần nắm vững các kiến thức về thị trường, khách hàng mà còn cần có khả năng tư duy chiến lược. Nếu bạn muốn trở thành marketer chuyên nghiệp, hãy khám phá ngay những bí quyết và kỹ năng cần thiết bên dưới nhé.
Marketing là ngành gì?
Tổng quan Marketing là tập hợp toàn bộ các hoạt động nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nói chính xác hơn, nghề marketing là gì? Đó là bao gồm cả việc nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và quản lý quan hệ khách hàng. Mục tiêu cuối cùng của marketing là tạo ra giá trị đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Học marketing có thể làm trong lĩnh vực nào?
Khi đã hiểu marketing là ngành gì, bạn sẽ thấy rằng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này khá rộng mở. Với tấm bằng marketing trong tay, bạn có thể làm việc tại các công ty đa quốc gia, các startup, các agency quảng cáo, các bộ phận marketing nội bộ của doanh nghiệp hoặc thậm chí là tự khởi nghiệp.
Cụ thể hơn, nghề marketing là làm gì? Nghề marketing bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, từ việc lên ý tưởng cho một chiến dịch quảng cáo, đến việc phân tích dữ liệu thị trường, hay xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Chẳng hạn như:
Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược đúng đắn.
Xây dựng thương hiệu: Tạo hình ảnh thương hiệu độc đáo và ấn tượng trong tâm trí khách hàng.
Lên kế hoạch marketing: Lập kế hoạch cho các chiến dịch marketing, từ việc xác định mục tiêu đến việc lựa chọn kênh truyền thông.
Thực hiện chiến dịch marketing: Triển khai toàn bộ hoạt động marketing như đã đề ra.
Đo lường và đánh giá hiệu quả: Theo dõi hiệu suất của các chiến dịch marketing và rút ra bài học kinh nghiệm.
7 chuyên ngành phổ biến trong lĩnh vực marketing
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đa dạng các vị trí marketing khác nhau, dựa trên tốc độ tăng trưởng của ngành. Dưới đây là tổng hợp 7 chuyên ngành phổ biến nhất mà bạn có thể theo đuổi:
Marketing thương mại
Marketing thương mại, hay còn được gọi bằng cái tên Trade Marketing. Marketers tại chuyên ngành này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và xây dựng chiến lược. Bạn sẽ làm việc trực tiếp với sản phẩm/dịch vụ và tìm cách đưa chúng tiếp cận người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Quản trị thương hiệu
Vị trí quản trị thương hiệu là một trong những chuyên ngành quan trọng bậc nhất trong ngành marketing. Marketers sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Quản trị marketing
Nghề quản trị marketing là một chuyên viên marketing tổng hợp, bao gồm việc lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Làm việc trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về toàn bộ quá trình và khả năng đánh giá hiệu quả qua các chiến lược. Và thông thường đây sẽ là công việc bạn dễ dàng tìm thấy nhất trên các trang tuyển dụng.
Truyền thông marketing
Nếu bạn có tính cách năng động và hướng ngoại thì làm việc ở bộ phận truyền thông marketing là rất phù hợp. Chuyên ngành này tập trung vào việc sử dụng các kênh truyền thông, như truyền hình, báo đài, mạng xã hội và các sự kiện, để quảng bá sản phẩm và dịch vụ, xây dựng nhận thức thương hiệu và tạo ra tương tác với khách hàng.
Quan hệ công chúng
Ngành học quan hệ công chúng giúp bồi đắp mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và các đối tác liên quan, như khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng.
Quản trị bán hàng
Quản lý đội ngũ bán hàng, xây dựng các chương trình khuyến mãi và thúc đẩy doanh số là những nhiệm vụ quan trọng được giao cho chuyên ngành quản trị bán hàng.
Digital Marketing
Là chuyên ngành học hot nhất tại thời điểm hiện tại, digital marketing chú trọng sử dụng các công cụ và nền tảng trực tuyến để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm các hoạt động như SEO, SEM, social media marketing, email marketing, sáng tạo nội dung, tự động hóa,…
3 tố chất cần có để "theo đuổi" ngành marketing
Để đạt được thành công trong lĩnh vực marketing yêu thích, bạn nên sở hữu những tố chất sau:
Xây dựng lộ trình nghề nghiệp
Bước khởi đầu tốt nhất để dấn thân vào bất kì ngành nghề nào là xác định những gì bạn đam mê và những gì bạn muốn đạt được. Sau đó, tìm kiếm các cơ hội học tập va làm việc để phát triển các kỹ năng cần thiết. Hãy xây dựng cho mình một lộ trình nghề nghiệp thật rõ ràng, bạn sẽ thành công trong nghề marketing.
Hiểu bản thân phù hợp với mảng nào
Trước hết, bạn cần tìm hiểu kỹ về các chuyên ngành khác nhau, vì ngành marketing rất đa dạng. Sau đó, mới xác định mình phù hợp với mảng nào nhất, dựa vào sở thích, kỹ năng và thế mạnh của bản thân để đưa ra quyết định.
Luôn trau dồi kiến thức mới
Đặc thù của ngành marketing luôn thay đổi mỗi ngày, vì vậy bạn luôn cần phải cập nhật những kiến thức và xu hướng mới nhất. Bạn nên tham gia thêm các khóa học, hội thảo và đọc các tài liệu chuyên ngành để nâng cao kiến thức của mình.
Nói tóm lại, marketing là một ngành học đầy thử thách nhưng cũng rất hấp dẫn. Nếu bạn đủ sáng tạo, mê giao tiếp và muốn tạo ra những dấu ấn riêng thì nghề marketing chính là con đường dành cho bạn.
Comments